Chuyển đến nội dung chính

9 buổi thực hành SEO lên TOP

SEO (Search Engine Optimization) là kỹ năng thiết yếu trong lĩnh vực Digital Marketing, giúp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và nâng cao hiệu quả dự án. Tuy nhiên, để làm SEO đúng cách và chọn từ khóa chính xác, nhiều người vẫn còn mơ hồ, đặc biệt là những người mới bắt đầu với kiến thức SEO bằng 0. Bài viết này giới thiệu lộ trình đào tạo SEO MIỄN PHÍ , được thiết kế khoa học trong 9 buổi, từ cơ bản đến nâng cao, giúp phá tan lớp sương mù về SEO và hỗ trợ bứt phá doanh thu cho doanh nghiệp. Chương trình phù hợp với mọi trình độ, với bài kiểm tra ban đầu để tư vấn lớp học phù hợp. Hãy tham khảo lịch trình chi tiết dưới đây cùng Seo Nomie ! 9 buổi thực hành SEO lên TOP

Từ khoá là gì? Cách chọn từ khóa SEO

Từ khóa là gì? Từ khóa bình thường khác gì từ khóa SEO? Khi bắt đầu tìm hiểu về SEO, nhiều người thường băn khoăn về khái niệm từ khóa và từ khóa SEO khác nhau như thế nào. Trong bài viết này, Seo Nomie sẽ giới thiệu với bạn 8 loại từ khóa quan trọng nhất để nghiên cứu và tìm kiếm từ khóa cho việc SEO trang web của bạn. Mục tiêu là để đưa nội dung hữu ích của bạn lên TOP trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing hoặc Yandex..

Cách chọn từ khóa SEO để leo TOP tìm kiếm

cach-chon-tu-khoa-seo-de-leo-top-tim-kiem

Từ Khóa SEO Là Gì?

Từ khóa SEO là những từ hoặc cụm từ mà người dùng nhập vào công cụ tìm kiếm khi muốn tìm kiếm thông tin. Đây là yếu tố then chốt giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ nội dung trang web và quyết định thứ hạng của trang trên kết quả tìm kiếm (SERP). Hiểu đơn giản, từ khóa SEO là những thuật ngữ được tối ưu trong nội dung nhằm cải thiện vị trí hiển thị của trang web trên công cụ tìm kiếm. Việc lựa chọn từ khóa thường được thực hiện thông qua quá trình nghiên cứu kỹ lưỡng, nhằm xác định những từ khóa phù hợp nhất với nội dung, mục tiêu và đối tượng người dùng của website.

Vì Sao Việc Chọn Từ Khóa SEO Lại Quan Trọng?

Từ khóa SEO đóng vai trò thiết yếu trong việc nâng cao thứ hạng của website trên công cụ tìm kiếm và thu hút lưu lượng truy cập chất lượng. Khi xác định đúng từ khóa mà người dùng thường tìm kiếm liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, bạn có thể:
  • Hiểu rõ nhu cầu và hành vi tìm kiếm của khách hàng mục tiêu.
  • Xây dựng nội dung chất lượng, đúng chủ đề và tối ưu cho cả người dùng lẫn công cụ tìm kiếm.
  • Giúp công cụ tìm kiếm hiểu rõ nội dung của trang web, từ đó cải thiện thứ hạng trên kết quả tìm kiếm (SERP).
  • Dễ dàng tổ chức và cấu trúc trang web theo các cụm chủ đề từ khóa, giúp nâng cao trải nghiệm người dùng và hiệu quả SEO tổng thể.
  • Tăng khả năng hiển thị trên Google, từ đó thu hút nhiều lượt truy cập hơn và nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.

Phân Loại Từ Khóa SEO

1. Phân loại từ khoá SEO theo độ dài (Length)

Trong SEO, việc phân loại từ khóa theo độ dài giúp xác định mức độ cạnh tranh, lượng tìm kiếm và khả năng chuyển đổi của từng loại từ khóa. Dưới đây là ba loại từ khóa phổ biến dựa trên độ dài:

vi-du-ve-tu-khoa-duoi-dai-longtail-keyword

a. Từ khóa ngắn (Short-tail Keywords) / Từ khóa hạt giống (Seed Keywords)

  • Đặc điểm: Từ khóa ngắn thường gồm 1-2 từ, mang tính khái quát cao và rất ít khi thể hiện rõ mục đích tìm kiếm của người dùng. Những từ khóa này có lượng tìm kiếm lớn và mức độ cạnh tranh cao trên các công cụ tìm kiếm.
  • Ví dụ: "SEO", "du lịch", "giày thể thao", "tin tức", "cà phê", "oto".
  • Ưu điểm:
    • Tiếp cận được lượng lớn người dùng nhờ mức độ phổ biến cao.
    • Là các từ khóa đại diện cho thương hiệu (head terms), nếu giữ được thứ hạng cao với từ khóa này, website của bạn sẽ được đánh giá là uy tín trong lĩnh vực.
  • Nhược điểm:
    • Cạnh tranh cao, khó lên TOP nếu không có chiến lược SEO mạnh.
    • Tỷ lệ chuyển đổi thấp vì không phản ánh rõ nhu cầu cụ thể của người tìm kiếm.
    • Trong quảng cáo Google Ads, các từ khóa này thường có giá CPC thấp hơn từ khóa dài, nhưng hiệu quả chuyển đổi không cao nếu không kết hợp với từ khóa mang tính thương mại rõ ràng.

b. Từ khóa trung bình (Middle keyword)

  • Đặc điểm: Từ khóa trung bình thường bao gồm 2-3 từ, đôi khi có thể lên đến 4 từ trong một số trường hợp đặc biệt. So với từ khóa ngắn, chúng cụ thể hơn và thể hiện rõ hơn ý định tìm kiếm của người dùng.
  • Ví dụ: "dịch vụ SEO", "tour du lịch Đà Nẵng", "giày chạy bộ nữ", "du lịch cộng đồng", "guide francophone Vietnam".
  • Ưu điểm:
    • Cân bằng tốt giữa lượng tìm kiếm và mức độ cạnh tranh.
    • Thường mang tính thương mại rõ ràng, phù hợp để nhắm mục tiêu đến nhóm khách hàng cụ thể.
    • Dễ dàng triển khai trong các chiến dịch SEO theo chủ đề hoặc phân nhóm nội dung.
  • Nhược điểm:
    • Vẫn có mức độ cạnh tranh tương đối, đặc biệt trong các lĩnh vực phổ biến.
    • Cần tối ưu nội dung kỹ lưỡng để có thể đạt được thứ hạng cao và giữ vững trên SERP.

c. Từ khóa dài (Long tail keywords)

  • Đặc điểm: Từ khóa dài thường gồm từ 4 từ trở lên, mô tả rất cụ thể nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Độ dài càng lớn thì mức độ chi tiết và khả năng thể hiện rõ ý định tìm kiếm càng cao.
  • Ví dụ: "dịch vụ SEO uy tín tại Hà Nội", "mua giày chạy bộ nữ chính hãng", "phòng khám nha khoa quận 1 uy tín".
  • Ưu điểm:
    • Cạnh tranh thấp hơn nhiều so với từ khóa ngắn và trung bình.
    • Tỷ lệ chuyển đổi cao nhờ khả năng nhắm trúng nhu cầu cụ thể của khách hàng tiềm năng.
    • Dễ đạt được thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm, đặc biệt với các nội dung được tối ưu kỹ lưỡng.
    • Rất phù hợp cho các chiến lược SEO tập trung vào chuyển đổi hoặc nhắm mục tiêu theo hành vi người dùng.
  • Nhược điểm:
    • Lượng tìm kiếm thường thấp hơn, do độ cụ thể cao nên ít người dùng truy vấn chính xác như vậy.
    • Đòi hỏi phải xây dựng nhiều nội dung chi tiết để bao phủ đa dạng các cụm từ khóa dài liên quan.

2. Phân Loại Từ Khoá Theo Mục Đích Tìm Kiếm (Search Intent)

chon-tu-khoa-theo-y-dinh-tim-kiem

Hiểu rõ mục đích tìm kiếm của người dùng là yếu tố then chốt trong việc xây dựng chiến lược SEO hiệu quả. Dựa trên hành trình mua hàng của người tiêu dùng, chúng ta có thể xây dựng phễu từ khóa (Keyword Funnel) nhằm dẫn dắt người dùng từ giai đoạn tìm hiểu thông tin đến khi ra quyết định mua hàng. Phễu này được chia thành ba cấp độ: từ khóa đầu phễu (ToFU), giữa phễu (MoFU) và cuối phễu (BoFU). Mỗi cấp độ tương ứng với một loại ý định tìm kiếm (search intent) khác nhau. Dưới đây là bốn loại ý định tìm kiếm phổ biến nhất mà người dùng thường thực hiện trên công cụ tìm kiếm.

a. Từ Khóa Thông Tin (Informational Keywords) – Đầu Phễu (ToFU)

  • Đặc điểm: Người dùng tìm kiếm thông tin, kiến thức hoặc hướng dẫn về một chủ đề cụ thể
  • Ví dụ: "cách tối ưu SEO on-page", "lịch sử phát triển của AI"
  • Chiến lược nội dung: Tạo các bài viết blog, hướng dẫn chi tiết, video giải thích hoặc infographics để cung cấp giá trị và xây dựng nhận thức thương hiệu.

b. Từ Khóa Điều Hướng (Navigational Keywords) – Giữa Phễu (MoFU)

  • Đặc điểm: Người dùng muốn truy cập vào một trang web hoặc thương hiệu cụ thể.
  • Ví dụ: "Facebook đăng nhập", "trang chủ Vietcombank"
  • Chiến lược nội dung: Đảm bảo website của bạn được tối ưu hóa để xuất hiện trong các truy vấn thương hiệu, bao gồm cả việc sử dụng schema markup và tối ưu hóa tiêu đề trang.

c. Từ Khóa Thương Mại (Commercial Investigation Keywords) – Giữa Phễu (MoFU)

  • Đặc điểm: Người dùng đang cân nhắc mua hàng và so sánh các lựa chọn khác nhau.
  • Ví dụ: "đánh giá iPhone 13", "so sánh các nền tảng học trực tuyến"
  • Chiến lược nội dung: Cung cấp các bài viết so sánh, đánh giá sản phẩm, case studies hoặc testimonials để giúp người dùng đưa ra quyết định.

d. Từ Khóa Chuyển Đổi (Transactional Keywords) – Cuối Phễu (BoFU)

  • Đặc điểm: Người dùng sẵn sàng thực hiện hành động mua hàng hoặc đăng ký dịch vụ.
  • Ví dụ: "mua iPhone 13 chính hãng", "đăng ký khóa học SEO online", "buy Basic Kitchen Appliances",...
  • Chiến lược nội dung: Tối ưu hóa trang sản phẩm, landing pages, và sử dụng lời kêu gọi hành động (CTA) mạnh mẽ để thúc đẩy chuyển đổi.

3. Từ khóa sửa đổi (Keyword modifer)

Từ khóa sửa đổi (keyword modifer) là những từ khóa mà bạn thêm vào những từ khóa chính để tạo ra một từ khóa dài cụ thể hơn. Thấu hiểu keyword modifer sẽ giúp bạn dễ xác định mục đích tìm kiếm của người dùng. Từ đó giúp bạn có hướng biên tập những nội dung đúng, phù hợp với nhu cầu của người dùng hơn.

4. Từ khóa phân loại theo độ tươi mới

Từ khóa mới ngắn hạn (Freshness)

Đây là những nhóm từ khóa liên quan tới các sự kiện đang diễn ra. Lượng tìm kiếm của các từ khóa này thường tăng đột biến trong thời gian ngắn và giảm dần qua thời gian hoặc sau đó không còn phổ biến.
Ví dụ từ khóa là tên các bộ phim mới ra rạp, hoặc các sự kiện mới nhất như đại dịch Covid diễn ra trong thời gian qua. Hay như trang Lazi, đội ngũ content tại công ty du lịch này đã rất nhanh nhạy khi bắt trend Blackpink sang Việt Nam với bài viết "BLACKPINK NÊN THỬ TOP 10 ĐẶC SẢN HÀ NỘI NÀY".

Từ khóa dài hạn

Đây là các từ khóa có lượt tìm kiếm ổn định, ít khi tăng đột biến và cũng không bị lãng quên.
Ví dụ như: cách nấu thịt kho tàu, phim hành động, bóng đá…

5. Phân loại từ khóa theo chủ đề

Từ khóa chính

Từ khóa chính là các từ khóa trọng tâm mà bạn muốn xếp hạng. Các từ khóa này thường là những từ khóa có lượt tìm kiếm cao, có tính đại diện cho ngành nghề hoặc sản phẩm dịch vụ của trang web.
Từ khóa này thường sẽ tìm thấy trên trang danh mục sản phẩm hoặc trên Page title các bài viết trên website.
seed-keyword-tu-khoa-chinh

Từ khóa LSI

Từ khóa LSI là các từ khóa liên quan có nghĩa tương đồng thường được chia sẻ với nhau trong cùng một ngữ cảnh.
Nói cách khác, LSI keywords là từ khóa có sự liên quan về mặt ngữ nghĩa (Theo Semrush)
Ví dụ như khi nói về pizza thì LSI sẽ là: pho mát, giao hàng, vỏ, thành phần, nhà hàng.
Như vậy, bạn có thể thấy rằng khi nói về LSI chúng ta có thể hiểu ngay đó là những cụm từ có sự liên quan chặt chẽ với nhau và Google khi thực hiện thu thập dữ liệu các trang nói về một từ khóa cụ thể sẽ trả kết quả phù hợp cho người dùng đúng nhất.

6. Phân loại theo lĩnh vực kinh doanh (Commerce)

Từ khóa có thương hiệu

Các từ khóa có chứa tên thương hiệu của bạn hoặc thương hiệu của đối thủ cạnh tranh. Người dùng thường tìm kiếm trực tiếp loại từ khóa này khi họ đã biết một chút về thương hiệu sản phẩm của bạn. Ví dụ: USB Kington 2gb.
dac-diem-cua-tu-khoa-thuong-hieu

Từ khóa xác định thuộc tính sản phẩm

Các từ khóa này liên quan đến các sản phẩm cụ thể như màu sắc kích cỡ, kiểu dáng.

Từ khóa phân loại theo mục tiêu địa lý

Các từ khóa này thường được Google ưu tiên hiển thị bản đồ chỉ đường trên SERP. Ví dụ: sửa laptop tại Hà Đông, nhà hàng truyền thống Việt Nam tại Pháp

Từ khóa phân loại đối tượng khách hàng

Từ khóa thể hiện đối tượng sử dụng, ví dụ như phòng tập gym cho nữ.

7. Từ khóa sai chính tả

Đôi lúc người tìm kiếm sẽ mắc lỗi chính tả khi tìm kiếm vì vậy cũng có rất nhiều chủ trang web tập trung tối ưu SEO những từ khóa sai chính tả và coi đấy là một chiến lược SEO quan trọng.

Từ khóa có dấu và không dấu

Với Google tiếng Việt thì từ khóa có dấu và không dấu là 2 từ khóa khác nhau nhưng cùng một nghĩa. Bạn có thể xếp hạng cả 2 loại từ khóa này trên cùng một bài viết nhưng không phải có vị trí thứ hạng như nhau.
Khi làm SEO bạn cần thực hiện tối ưu hóa để xếp hạng cao với cả 2 từ khóa này. Đối với một số công ty SEO họ có thể tính tiền SEO cho cả 2 từ trong thực tế đôi lúc họ chỉ SEO 1 từ (bởi vẫn có trường hợp chỉ SEO từ có dấu nhưng từ không dấu vẫn lên TOP theo).

8. Phân loại từ khóa theo quảng cáo Google

Đối với quảng cáo Adwords, Google có 4 loại đối sánh từ khóa để xác định các quảng cáo nào sẽ được kích hoạt.
phan-loai-tu-khoa-theo-quang-cao-google

Từ khóa mở rộng

Với cài đặt này, Google sẽ kích hoạt quảng cáo hiển thị tất cả các từ khóa là những biến thể bao gồm cả từ đồng nghĩa và lỗi chính tả. Ví dụ khi cài đặt từ khóa “là sẹo” thì người dùng tìm kiếm “làm SEO” quảng cáo vẫn được kích hoạt.

Từ khóa cụm từ

Từ khóa cụm từ đuợc kích hoạt với các truy vấn có chứa cụm từ khóa bạn đã cài đặt. Ví dụ từ khóa của bạn là “vợt cầu lông” thì quảng cáo của bạn sẽ được kích hoạt với những tìm kiếm “vợt cầu lông giá rẻ”, “vợt cầu lông chính hãng”, “các loại vợt cầu lông tốt nhất”.

Từ khóa chính xác

Với lựa chọn này, quảng cáo chỉ được kích hoạt khi người tìm kiếm thực hiện chính xác các truy vấn đã được cài đặt. Giả sử tôi mua từ khóa “ví da nam”, nếu người dùng tìm kiếm "ví da nam giá rẻ" thì quảng cáo của tôi sẽ không kích hoạt. Quảng cáo chỉ kích hoạt khi người dùng tìm kiếm đúng truy vấn từ khóa là “ví da nam“.

Từ khóa phủ định

Đây là những từ khóa mà nhà quảng cáo thường không muốn hiển thị khi người dùng tìm kiếm. Ví dụ tôi có một cửa hàng bán điện thoại Vertu chính hãng, tôi không muốn hiển thị với những truy vấn như: “vertu china”, “vertu trung quốc”, “vertu fake”.

Cách Chọn Từ Khóa SEO Hiệu Quả

Sử dụng Google autocomplete

Google autocomplete (thường được biết đến với tên gọi Google Suggest). Bạn có thể sử dụng chức năng gợi ý các từ khóa liên quan của Google khi tìm kiếm một từ khóa nào đó.
Đối với những người mới bắt đầu làm SEO, các từ khóa này thường rất phù hợp để bạn thực hành SEO để đạt hiệu quả nhanh nhất.
su-dung-google-suggest-de-tim-kiem-y-tuong-tu-khoa-seo

Sử dụng Google Trends

Google Trends sẽ cho bạn hiểu rõ từ khóa đó đang có xu hướng như thế nào? Điều này sẽ giảm thiểu việc bạn SEO các từ khóa mà không ai tìm kiếm.

Sử dụng các công cụ hỗ trợ tìm kiếm từ khóa

Có rất nhiều công cụ hỗ trợ tìm kiếm và phân tích từ khóa, bạn hoàn toàn có thể có được những gợi ý tuyệt vời để lựa chọn từ khóa phù hợp. Một số công cụ phổ biến mọi người thường sử dụng đó là:
  • Google Keywords Planner
  • Ahrefs
  • KWFinder
  • Keywordtools.io
  • SEMrush
  • AnswerThePublic.com

Cách tìm kiếm từ khóa SEO đối với những website đã hoạt động

cach-tim-kiem-tu-khoa-SEO-voi-nhung-trang-web-dang-hoat-dong
Đối với những ai đã có website và có thứ hạng trên Google, bạn có thể sử dụng Google Analytics và Search Console để nghiên cứu và tìm kiếm thêm nhiều từ khóa liên quan để tối ưu hiệu suất của các từ khóa trên cùng 1 đường dẫn.

Nên thêm từ khóa ở những vị trí nào?

Tương tự như việc tối ưu mật độ từ khóa trong bài viết, thì việc quan trọng bạn cần quan tâm đó là chèn từ khóa ở đâu để gia tăng tính dễ đọc cho bộ máy tìm kiếm cũng như người dùng.
Lưu ý: Việc thêm từ khóa ở mức vừa phải tránh tình trạng nhồi nhét từ khóa trên trang, ảnh hướng đến thứ hạng trên kết quả tìm kiếm.
Dưới đây là những vị trí bạn cần ưu tiên thêm từ khóa vào đó:
  • Tiêu đề trang và tiêu đề SEO
Tiêu đề trang và tiêu đề SEO nhất thiết lúc nào cũng phải chứa từ khóa của mình. Vì nó là điểm đầu mà người dùng nhìn thấy, cũng như quyết định họ có nhấp chuột vào đó hay không.
  • Tiêu đề phụ
Tiêu đề phụ bao gồm (H2, H3..) bạn nên thêm từ khóa của mình nhưng không phải tất cả. Hiểu đơn giản các từ khóa này cần có khoảng cách nhất định  tùy thuộc vào độ của trang hoặc bài đăng của bạn.
Muốn như vậy, bạn sẽ cần phải thực hành viết content chuẩn SEO rất nhiều thì sẽ nhận ra các vấn đề liên quan này.
  • Giới thiệu
Phần giới thiệu không khác gì là phần mở bài dẫn lối người đọc tìm đến nội dung chính được đề cập trong bài. Đây là cơ hội để bạn thêm từ khóa của mình vào nhằm dẫn dắt người đọc đi đúng hướng.
  • Văn bản thay thế hình ảnh
Với những hình ảnh có nội dung liên quan đến chủ đề chính của bài viết, bạn có thể thêm một số văn bản thay thế vào hình ảnh và xem liệu có xen được từ khóa của mình một cách tự nhiên hay không.
  • Thẻ Meta Decriptions
Đoạn mô tả này là một phần mà Google sẽ hiển thị trong kết quả tìm kiếm, tuy nhiên hiện tại Google sẽ không lấy nó nữa mà lấy một đoạn bất kỳ trong bài viết của bạn làm đoạn mô tả để hiển thị. Nhưng không có nghĩa là bạn sẽ bỏ qua nó, đây cũng là một nơi tuyệt vời để bạn thêm từ khóa của mình.
  • URL Slug
URL giúp Google xác định một trang cụ thể đang đề cập đến từ khóa chính nào, đó là lý do mà bạn cần tối ưu URL ngắn gọn và có chứa từ khóa chính của bài viết. Đây là 1 trong những yếu tố không thể bỏ qua trong quá trình tối ưu Onpage.

Tổng kết về cách chọn từ khóa SEO

Có rất nhiều cách phân loại từ khóa khác nhau và mỗi cách phân loại lại có những ưu điểm riêng. Tuy nhiên bạn không cần phải phân tích từ khóa theo tất cả các loại mà hãy cố gắng lựa chọn 1 cách phân loại giúp bạn dễ hiểu và dễ tìm kiếm từ khóa nhất.
Việc xác định từ khóa và phân loại từ khóa có liên quan tới mức độ cạnh tranh và lưu lượng tìm kiếm. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tối ưu SEO trang web của bạn trong tương lai.
Chúc các bạn nhiều sức khỏe và lựa chọn được thật nhiều từ khóa cho trang web của mình.
---
Xem thêm:

Nhận xét

  1. Cẩm nang SEO & lựa chọn từ khóa từ Google https://developers.google.com/search/docs/fundamentals/seo-starter-guide?hl=vi

    Trả lờiXóa
  2. Mẹo tìm từ khóa, phân tích từ hành vi tìm kiếm của người dùng: https://www.theguardian.com/technology/2016/jan/15/how-to-use-search-like-a-pro-10-tips-and-tricks-for-google-and-beyond

    Trả lờiXóa
  3. Cach tim tu khoa cua Semrush https://www.semrush.com/blog/related-keywords/

    Trả lờiXóa
  4. Bài viết giúp hiểu rõ hơn về từ khóa mua hàng (bofu keyword) và hướng dẫn cách lên danh sách cho loại từ khóa này: https://www.contentharmony.com/blog/bottom-of-funnel-keywords/

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

SEO CHECKLIST: 6 tiêu chí tối ưu hóa SEO website. Hướng dẫn SEO website bán hàng

Một bài viết hoặc trang web được tối ưu hóa theo chuẩn SEO hoặc thân thiện với công cụ tìm kiếm sẽ được ưu tiên hiển thị ở những vị trí hàng đầu trên kết quả tìm kiếm, nhờ sự phù hợp với truy vấn của người dùng. Vì vậy, một bài viết hoặc trang web tiêu chuẩn SEO sẽ bao gồm những tiêu chí sau đây. Hãy cùng SEO Nomie tìm hiểu danh sách 6 tiêu chí tối ưu hóa SEO website. Hướng dẫn SEO website bán hàng (SEO CHECKLIST) trong bài viết này nhé. SEO CHECKLIST: 6 tiêu chí tối ưu hóa SEO website. Hướng dẫn SEO website bán hàng Nội dung bài viết Về mặt kỹ thuật, SEO CHECKLIST này sẽ phù hợp với các quản trị viên website, những người sáng tạo nội dung web (content writer) và chuyên viên SEO. Những tiêu chí dưới đây có thể áp dụng cho mọi loại website, từ thương mại điện tử, kinh doanh trong thời đại số, blog cá nhân, giới thiệu doanh nghiệp, tiếp thị liên kết... hoặc bất kỳ chủ đề nào khác. Tuy nhiên, nếu xét về tính ứng dụng, bạn sẽ nhận thấy rằng những tiêu chí trong danh sách này sẽ ...

9 buổi thực hành SEO lên TOP

SEO (Search Engine Optimization) là kỹ năng thiết yếu trong lĩnh vực Digital Marketing, giúp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm và nâng cao hiệu quả dự án. Tuy nhiên, để làm SEO đúng cách và chọn từ khóa chính xác, nhiều người vẫn còn mơ hồ, đặc biệt là những người mới bắt đầu với kiến thức SEO bằng 0. Bài viết này giới thiệu lộ trình đào tạo SEO MIỄN PHÍ , được thiết kế khoa học trong 9 buổi, từ cơ bản đến nâng cao, giúp phá tan lớp sương mù về SEO và hỗ trợ bứt phá doanh thu cho doanh nghiệp. Chương trình phù hợp với mọi trình độ, với bài kiểm tra ban đầu để tư vấn lớp học phù hợp. Hãy tham khảo lịch trình chi tiết dưới đây cùng Seo Nomie ! 9 buổi thực hành SEO lên TOP

Tự học Google App Script Lập Trình No-code Từ A-Z

Google Apps Script là một công cụ mạnh mẽ của Google cho phép bạn tự động hóa các quy trình trong Google Workspace như Sheets, Docs, Gmail, và nhiều ứng dụng khác. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao năng suất trong công việc hàng ngày. Nếu bạn đang muốn tìm cách tối ưu hoá các quy trình làm việc thông qua tự động hóa, thì học Google Apps Script là một kỹ năng vô cùng giá trị. Bài viết này trên Seo Nomie sẽ hướng dẫn bạn cách tự học Google Apps Script từ cơ bản đến nâng cao, giúp bạn không chỉ hiểu rõ về công cụ này mà còn có thể thực hiện những dự án tự động hóa hữu ích. Cho dù bạn là một người mới bắt đầu với lập trình hay đã có kiến thức nền tảng, hướng dẫn này sẽ cung cấp mọi thứ bạn cần để bắt đầu ngay hôm nay.